Theo công bố mới nhất của những trang web uy tín như vieclam24h hay báo mới thì quản lý khách sạn, resort là một trong 5 ngành hot nhất hiện nay. Tất cả các khách sạn phải cạnh tranh gay gắt với nhau để có được những nhà quản lý tài ba. Vậy nhà quản lý khách sạn là ai và công việc của họ là gì mà lại được săn đón như vậy. Hãy cùng Asiky tìm hiểu công việc của họ.
Nhà quản lý khách sạn – Họ là ai?
Quản lý khách sạn đang là một nghề rất hot
Nhà quản lý khách sạn là người chịu trách nhiệm công việc điều hành, kiểm soát toàn bộ công việc và nhân viên trong khách sạn, làm việc dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc. Họ là người lên kế hoạch chi tiết và cụ thể về chiến lược phát triển kinh doanh, marketing và hành chính nhân sự của khách sạn. Bên cạnh đó, nhà quản lý phải lập kế hoạch, lập các báo cáo thống kê, quản lý tình trạng phòng, quản lý hành chính nhân sự và các vấn đề khác. Đồng thời nhà quản lý cùng là người tham mưu cho cấp trên để các công tác chuẩn bị và phục vụ đảm bảo đúng tiến độ
Lập và triển khai chiến lược kinh doanh của khách sạn
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà quản lý khách sạn đó là lập và triển khai chiến lược kinh doanh. Để định hướng được con đường phát triển thành công của khách sạn, nhà quản lý phải đề ra chiến lược thật cụ thể và chi tiết nội dung cho từng công việc, bộ phận. Sau khi đã có một chiến lược hoàn chỉnh, nhà quản lý sẽ tiến hành triển khai chiến lược đó. Không chỉ là người phân công nhiệm vụ, nhà quản lý còn là người hướng dẫn, đào tạo.
Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch kinh doanh của khách sạn
Khi đã có bản kế hoạch, nhà quản lý sẽ tiến hành xây dựng hệ thống và thực hiện quản lý. Phân công và hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, cụ thể cho từng bộ phận. Đồng thời, cũng tiến hành giảm sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình, cách thức thực hiện để đưa ra những cải tiến phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho khách sạn.
Quản lý và điều phối mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn
Tuy không phải là giám đốc hay tổng giám đốc, nhưng phần lớn công việc kiểm soát và xử lý công việc thuộc về người quản lý. Các công việc cụ thể bao gồm:
- Quản lý tất cả hoạt động check in, check out, tình trạng đặt phòng, tình hình kinh doanh.
- Duy trì và đảm bảo hoạt động của các bộ phận luôn theo một trình tự và vận hành tốt ở mọi thời điểm.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng phòng khách, phòng khách VIP, vệ sinh sảnh, các lối đi và đề xuất nâng cấp hoặc cải tiến các dịch vụ, thiết bị khi cần thiết.
- Kiểm soát chất lượng các sản phẩm, dịch vụ và quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Theo dõi điều chỉnh thái độ nhân viên cho phù hợp.
- Triển khai áp dụng cho nhân viên làm việc theo đúng quy trình chuẩn đã được phê duyệt và giám sát quá trình thực hiện để có những điều chỉnh cần thiết.
- Thay đổi và đưa ra chính sách cải tiến phù hợp với khách sạn.
Ngoại giao và xây dựng các mối quan hệ cho khách sạn
Ngoại giao và xây dựng mối quan hệ với xã hội
Để thực hiện tốt vai trò quản lý, nhà quản lý khách sạn còn phải đại diện khách sạn tham gia vào công việc ngoại giao với đối tác, khách hàng, các cơ quan pháp luật. Những quan hệ này cực kỳ thuận tiện cho quá trình phát triển kinh doanh của khách sạn. Vì thế, hãy thật sự chăm chút và vun đắp cho những mối quan hệ thật này. Bên cạnh đó, nhà quản lý phải là đầu tàu trong các chiến dịch marketing, quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, căn cứ vào thực tế kinh doanh của khách sạn để đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi thích hợp.
Quản lý tài chính, nhân sự
Tất cả các thông tin và tài chính, nhân sự, nhà quản lý phải là người nắm rõ hơn ai hết. Nhà quản lý thường xuyên theo dõi và nhận báo cáo thu chi hàng ngày từ bộ phận tài chính – kế toán và thực hiện báo cáo thống kê về tài chính cho Ban Giám đốc. Ngoài ra, họ cũng phải chủ động trong việc nghiên cứu, đo lường các chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận từ đó có biện pháp cải tiến phù hợp.
Quản lý tài chính, nhân sự
Bên cạnh việc quản lý tài chính, nhà quản lý cũng phải chịu trách nhiệm về công tác hành chính – nhân sự. Con người là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào thành công của khách sạn, vì vậy, nhà quản lý phải lựa chọn phong cách quản lý phù hợp, khéo léo trong cách đối xử với nhân viên. Luôn lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên để họ cảm thấy được tôn trọng. Song song với công tác quản lý nhân viên, họ cũng phải thật cẩn trọng trong công tác tuyển dụng và đào tạo. Nhà quản lý là người chịu trách nhiệm chính trong việc: tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phân công công việc cho từng bộ phận nhân sự của khách sạn. Đồng thời, quản lý khách sạn cũng phải thường xuyên giám sát quá trình làm việc, đánh giá định kỳ hiệu quả công việc của từng bộ phận, từng nhân viên trong khách sạn; giám sát việc thực hiện nội quy, các chính sách nhân sự được triển khai; phát triển đào tạo đội ngũ thay thế kịp thời đảm bảo quá trình vận hành của khách sạn diễn ra trơn tru.
Trên đây là một số công việc chính mà một nhà quản lý khách sạn phải thực hiện. Chúng tôi hi vọng rằng với bài viết này, bạn có thể hiểu được tầm quan trọng và trách nhiệm của một nhà quản lý. Nếu bạn vẫn còn vấn đề băn khoăn, hãy liên hệ với chúng tôi tại Asiky – Đơn vị cung cấp phần mềm quản lý khách sạn chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.