Với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch, rất nhiều ông chủ muốn bước chân của lĩnh vực này. Tuy nhiên, số vốn hạn chế và ít kinh nghiệm, mô hình khách sạn nào sẽ phù hợp và đạt hiệu quả. Và câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Cơ hội kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2016, hơn 10 triệu lượt khách quốc tế và hơn 60 triệu lượt khách nội địa đến nước ta thăm quan và nghỉ dưỡng. Con số này cũng thể hiện được phần nào tiềm năng du lịch của nước ta. Vậy nên cũng không có gì lạ khi hàng trăm nghìn khách sạn ra đời phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của du khách.
Việt Nam là thị trường tiềm năng cho kinh doanh khách sạn
2. Đôi nét về khách sạn Boutique
Trong những năm gần đây, mô hình khách sạn Boutique đang nở rộ tại Việt Nam. Không chỉ giới hạn về vốn, Boutique còn rất dễ dàng để quản lý và phù hợp với rất nhiều đối tượng khách hàng. Khách sạn Boutique là khách sạn bình dân, có quy mô khá nhỏ. Khách sạn loại này thường có từ 10 đến gần 100 phòng, tùy theo mức độ đầu tư của ông chủ.
Boutique khá đơn giản nhưng có kiến trúc rất độc đáo
Mặc dù hạn chế về quy mô nhưng Boutique có phong cách trang trí khá nổi bật, tính nghệ thuật cao. Vì chủ yếu hướng đến đối tượng những người trẻ, năng động nên chủ yếu nó được thiết kế độc đáo, sáng tạo.
3. Đặc điểm của khách sạn Boutique
Vì có đặc trưng khá đơn giản và quy mô nhỏ nên nhiều người nhầm tưởng rằng Boutique là tên gọi khách của khách sạn 1,2 sao. Tuy nhiên, hãy cùng xem qua những sự khác biệt dưới đây:
Boutique có quy mô khá nhỏ
Thứ nhất, về quy mô: Đặc trưng lớn nhất của Boutique là quy mô phòng khá nhỏ với số lượng phòng dao động từ 10 – 100 phòng. Loại hình khách sạn này chỉ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách hàng ngoài ra thì các dịch vụ khác hầu như không được cung cấp. Một số khách sạn muốn tạo ra sự khác biệt thì có thể cung cấp các dịch vụ khác ăn uống, hồ bơi – nhưng thường số lượng không nhiều.
Boutique có thiết kế độc đáo và ấn tượng
Thứ hai, về thiết kế không gian: Vì giới hạn về không gian nên hầu hết các Boutique để cố gắng tập trung vào phong cách thiết kế. Họ thường cố gắng theo đuổi phong cách thiết kế độc đáo và mới lạ với những hình thức trang trí hay kiểu kiến trúc có tính nghệ thuật cao vô cùng tinh tế. Không chỉ là nơi nghỉ ngơi mà đây còn là không gian tuyệt vời cho những team thích “sống ảo”. Với mỗi Boutique ông chủ có thể tạo nên nhiều không gian khác nhau cho từng khu vực. Bạn có thể hoàn toàn phân biệt loại hình này với các khách sạn, resort thông thường qua màu sắc, đồ dùng trang trí. Không gian của Boutique vừa mang đến cảm giác gần gũi, thanh bình lại vừa mang đến sự độc đáo với những trải nghiệm thú vị đầy mới lạ.
Xem thêm: Xây dựng phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả
4. Vị trí thuận lợi cho kinh doanh Boutique
Với lợi thế về quy mô và thiết kế nên Boutique có thể dễ dàng tìm được vị trí lí tưởng để kinh doanh. Đa số khách sạn Boutique thường phát triển độc lập và chúng tập trung rất nhiều ở những khu du lịch nổi tiếng hay những địa danh trải nghiệm, khám phá được dân du lịch bụi và đối tượng khách du lịch trẻ yêu thích.
Boutique chủ yếu được xây dựng quanh bãi biển
Bên cạnh đó, nếu trong quá trình kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể xây dựng thành 1 chuỗi Boutique Hotel cũng có thể được xây dựng thành một chuỗi khách sạn có chất lượng dịch vụ cao tại những thành phố du lịch phát triển, đặc biệt là du lịch biển như: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Bà Rịa – Vũng Tàu,…Hoặc, các Boutique cũng có thể là một phần của một khách sạn lớn, tiêu chuẩn 4, 5 sao nào đó.
Trên đây là những thông tin cơ bản về loại hình kinh doanh Boutique đang làm mưa làm gió tại Việt Nam hiện nay. Chúc bạn tìm được hướng đi mới cho khách sạn của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu bất cứ thông tin nào trong lĩnh vực khách sạn, hãy liên hệ với chúng tôi tại Asiky – Đơn vị cung cấp phần mềm quản lý khách sạn để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Chúc bạn thành công.