Một trong những chiến lược marketing hiệu quả cho khách sạn là marketing mix: sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến. Từ những yếu tố này, chủ khách sạn sẽ biết được chiến lược kinh doanh đang gặp vấn đề ở đầu để có những điều chỉnh phù hợp.
1.Dịch vụ/tiện ích (Sản phẩm)
Dịch vụ/ tiện ích của khách sạn
Đây là thông số mà bất cứ đơn vị kinh doanh nào cũng phải quan tâm và đầu tư thời gian để phát triển.
Kinh doanh khách sạn bao gồm những sản phẩm gì?
-Phòng khách sạn
-Đồ ăn và đồ uống
-Phòng tiệc, hội nghị
-Massage, phòng tập gym, bơi lội
-Spa, chăm sóc sức khỏe
-Dịch vụ check in, check out
-Tour du lịch
-Dịch vụ đi kèm như: đưa đón sân bay, thuê xe, café sáng,…
Mỗi khách sạn có một tập khách hàng khác nhau và hướng đến phân khúc thị trường khác nhau, có yêu cầu sử dụng dịch vụ không giống nhau.
Bộ phận sale & Marketing cần phải phân tích sở thích, nhu cầu và mong muốn của từng phân đoạn khách hàng để có thể giúp ban lãnh đạo xác định chính xác những yêu cầu, thực hiện cải tiến dịch vụ, cơ sở vật chất để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
2.Địa điểm và phân phối
Điều này thể hiện khả năng sản phẩm của bạn tiếp cận với khách du lịch. Khác với những sản phẩm, dịch vụ thông thường sản phẩm sẽ tìm đến khách hàng, dịch vụ khách sạn là ngược lại, khách hàng tìm đến sản phẩm.
Địa điểm của khách sạn như ngoại ô thành phố, trung tâm thành phố hay một chuỗi khách sạn có nhiều địa điểm khác nhau,…
Khách sạn có thể sử dụng một trong hai phương án phân phối dịch vụ đến khách hàng:
Phương án trực tiếp:
-Bán phòng qua sale – sale team
-Telesales
-Thanh toán trực tuyến cho mỗi lần nhấp chuột hoặc quảng cáo (quảng cáo banner, google, Facebook, Youtube,…)
-TVC truyền hình
-Quảng cáo báo in
Phương án gián tiếp:
-Đại lý du lịch
-Đại lý du lịch độc lập
-Công ty sự kiện
-Đại lý bán phòng trung gian (booking.com, agoda, vntrip,…)
3.Truyền thông xúc tiến
Triển khai các chiến lược truyền thông xúc tiến thương hiệu
Bạn cần tìm ra những chương trình quảng cáo và truyền thông hiệu quả nhất cho khách sạn. Quảng cáo là cách khách sạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu.
-Brochures
-Quảng cáo truyền hình
-Trang web khách sạn
-Kênh Twitter
-Mạng xã hội Facebook, G+,..
Xem thêm:
Cách xây dựng chiến lược quảng cáo Facebook khách sạn hiệu quả
4.Giá phòng
Chiến lược giá luôn là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược marketing mà bất cứ sản phẩm nào cũng cần phải nghiên cứu thận trọng. Nếu các dịch vụ của khách sạn không có mức giá cạnh tranh thì khách hàng tiềm năng không thể từ chối sử dụng dịch vụ.
Trong thị trường rất cạnh tranh này khách hàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc định giá và gói hàng. Mã và giá các gói sản phẩm khách sạn được xác định để ghi nhớ hoặc thu hút khách.
Chiến lược giá cho từng giai đoạn của khách sạn
Mỗi giai đoạn, bạn cần có chiến lược giá phù hợp:
Mùa cao điểm:
Đây là khoảng thời gian kiếm ra tiền, nhu cầu du lịch của du khách tăng cao nhất và khách sạn có thể tính giá cao nhất trong năm.
Mùa thấp điểm:
Đây là thời điểm trong năm lượng đặt phòng thấp nhất. Các khách sạn hầu như đều cùng giảm mức giá và các gói sản phẩm.
Khoảng thời gian giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm:
Giai đoạn này nằm giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm, thời gian này được coi là thời điểm tốt nhất để thu hút kinh doanh mới vì các phòng có sẵn và có thể tính phí trung bình hoặc cao nhất. Các hoạt động bán hàng và truyền thông cần được đẩy mạnh trong giai đoạn hiện nay.
Để có thể vận dụng tốt
chiến lược marketing mix hiệu quả, chủ khách sạn cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận marketing, nghiên cứu thị trường. Dựa trên nhu cầu, sở thích của tập khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra các chiến lược cụ thể về phân phối, giá, xúc tiến và sản phẩm phù hợp.