Nhiều khách sạn thường nhầm lẫn hệ thống đặt phòng trực tuyến chính là phần mềm quản lý khách sạn hoặc cho rằng thông tin về số lượng phòng trống và giá phòng trên phần mềm quản lý khách sạn có thể tự động cập nhật lên website; mà không biết để cung cấp đầy đủ thông tin về hạng phòng, giá cả, chương trình ưu đãi cần phần mềm thứ ba là Booking Engine (BE). Vậy làm sao để phân biệt, hãy cùng Asiky tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Hệ thống đặt phòng trực tuyến Booking Engine
♦ Booking Engine là nơi cài đặt số lượng phòng trống theo từng hạng phòng, giá phòng, chương trình khuyến mãi, mã code promotion cho phân loại khách hàng trên chính website của khách sạn.
Hệ thống đặt phòng trực tuyến Booking Engine
♦ Booking Engine cho phép đặt phòng, thanh toán trực tuyến, lưu trữ thông tin khách hàng đã từng đặt phòng qua website của khách sạn, thống kê phân tích doanh thu theo tháng, theo mùa vụ, theo dịch vụ đi kèm bán trên Booking Engine.
Do vậy, hệ thống đặt phòng trực tuyến này phần lớn phục vụ cho việc bán phòng qua website là chủ yếu. Mục đích chính là để khách hàng có thể chủ động kiểm tra tình trạng phòng trống, đặt phòng, thanh toán tiền đặt cọc mà không cần kiểm tra với khách sạn. Như vậy, Booking Engine là sự trao đổi, tương tác qua lại, cùng mang lại lợi ích cho cả khách sạn và khách hàng.
2. Phần mềm quản lý khách sạn
♦ Phần mềm quản lý khách sạn là nơi lưu trữ các thông tin về vị trí từng căn phòng (phòng ở tầng bao nhiêu, view thế nào,...), trạng thái cụ thể từng phòng đã có khách ở hay còn trống (hỗ trợ bộ phận lễ tân nắm bắt thông tin), tình trạng phòng sạch hay phòng bẩn (bộ phận buồng phòng đã dọn hay chưa).
Phần mềm quản lý khách sạn
♦ Quản lý thời gian và thông tin check-in, check-out của khách (trong trường hợp khách đoàn đông giúp kiểm soát tốt thông tin về giờ check-in/ out của khách, tránh gây nhầm lẫn trong quá trình giao phòng và thanh toán).
♦ Tập trung thống kê, quản lý đầy đủ thông tin khách hàng qua các kênh bán phòng của khách sạn như TA, OTA, khách doanh nghiệp, khách walk-in, khách trực tuyến qua các trang mạng xã hội (website, Facebook, Zalo,...).
♦ Kiểm soát tình trạng kho, tình trạng xuất nhập của nhà hàng (một số phần mềm có), đồng thời có những chức năng, nghiệp vụ dành cho phòng kế toán sử dụng,…
Tóm lại, phần mềm quản lý khách sạn giúp việc tính toán chính xác đến từng con số, nắm bắt một cách rõ ràng và toàn diện nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng như tiến độ thực hiện công việc của nhân viên. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nội bộ (đặc biệt là bộ phận lễ tân có thể kiểm tra nhanh các phòng còn trống nếu có khách hỏi) trong quá trình quản lý khách sạn, giúp tăng công suất và hiệu quả công việc.
Phần mềm quản lý khách sạn sử dụng cho nội bộ khách sạn, còn Booking Engine được cài đặt vào website tiện ích cho cả khách sạn và khách hàng. Như vậy, nếu đồng bộ hai phần mềm này sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn. Chủ khách sạn chỉ cần thông qua một trong hai công cụ là nắm được hết tình hình của khách sạn.
Sẽ thật bất cập nếu các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú chưa trang bị cho mình những công cụ hỗ trợ tiện ích như vậy. Ở Asiky, chúng tôi hứa hẹn mang đến cho khách sạn của bạn sản phẩm quản lý và kinh doanh hiệu quả nhất.