Tăng điểm tiếp xúc thương hiệu - Giải pháp giúp khách sạn phát triển bền vững
Để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu thật mạnh. Bởi thương hiệu chính là tài sản vô hình vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu tốt sẽ thu hút khách hàng và giúp mở rộng tập khách hàng. Vì vậy trong kinh doanh một lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt như dịch vụ lưu trú, nếu khách sạn muốn thành công cần có những biện pháp để gia tăng điểm tiếp xúc thương hiệu nhằm xây dựng nên hình ảnh thương hiệu tốt nhất trong mắt du khách.
Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập một số điểm tiếp xúc thương hiệu phổ biến mà các khách sạn không nên bỏ qua.
1. Thiết kế khách sạn
Một trong những điểm chạm đầu tiên mà khách du lịch tiếp xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp gây dựng ấn tượng về thương hiệu. Thiết kế khách sạn là một trong những điểm tiếp xúc như vậy. Ban đầu khi bước vào khách sạn, chắc hẳn thứ “lọt vào tầm mắt” du khách đầu tiên là thiết kế khách sạn, logo, bày trí tiện nghi. Vì thế, để khách hàng có thể lần đầu tiên đã ghi nhớ được hình ảnh của khách sạn bạn, thì hãy tập trung vào việc thiết kế sao cho bắt mắt, hấp dẫn. Có thể sử dụng màu sắc chủ đạo của thương hiệu để kết hợp với việc thiết kế không gian khách sạn, tạo điểm nhấn giúp khách du lịch dễ dàng ghi nhớ.
2. Chương trình quảng cáo
Chương trình quảng cáo có hấp dẫn mới có sức hút đối với du khách. Từ tờ rơi, phiếu ưu đãi mua sắm, standee về chương trình khuyến mãi, các TVC sinh động hay những tấm pano, poster ngoài trời cho đến các hoạt động quảng cáo trên nền tảng online như facebook, Google, Instagram,… Tất cả tạo ra những ấn tượng liên tục giúp ghi nhớ trong tâm trí khách hàng về dịch vụ của bạn, chương trình quảng cáo bạn đang thực hiện hay rộng hơn là câu chuyện về doanh nghiệp của bạn.
Thực hiện các
chiến dịch quảng cáo về dịch vụ của khách sạn sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Từ đó giúp gia tăng điểm tiếp xúc thương hiệu cho doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra một lợi thế nhất định cho khách sạn của bạn, hình ảnh thương hiệu sẽ được khách hàng nhớ đến lâu hơn và bền vững hơn.
3. Giai đoạn trước mua
Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình kinh doanh khách sạn. Vì vậy bạn cần tăng điểm tiếp xúc để khách hàng cảm thấy đáng tin cậy, và đi đến quyết định book phòng.
Một trong những yếu tố của giai đoạn trước mua này chính là nhân viên/ lễ tân khách sạn. Từ trang phục nhân viên đến thái độ phục vụ sẽ là điểm tiếp xúc cực kỳ quan trọng trong giai đoạn trước mua này. Một khách sạn có nhân viên thân thiện, chịu khó lắng nghe khách hàng sẽ tạo được ấn tượng tốt và thúc đẩy du khách đặt phòng của bạn.
4. Giai đoạn mua hàng
Ở giai đoạn mua hàng khách sạn vẫn cần phải có những hành động nhằm tăng điểm tiếp xúc thương hiệu. Giai đoạn “mua hàng” rất quan trọng. Vậy nên bạn cần có những kế hoạch cụ thể để khách hàng của bạn có trải nghiệm “mua hàng” tốt nhất. Bạn có thể nâng cấp website, tối ưu hóa và chuẩn SEO trang web để khách du lịch khi đặt phòng dễ dàng, tiện lợi hơn. Hãy tiếp tục cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc đặc biệt, tạo cho khách hàng giá trị cảm nhận cao hơn. Các fanpage trên nền tảng mạng xã hội cũng cần gia tăng điểm tiếp xúc bằng cách chăm tương tác với khách hàng hơn. Tốc độ trả lời khách phải nhanh chóng và cụ thể để tăng sự trải nghiệm dịch vụ dành cho du khách.
5. Giai đoạn sau mua
Giai đoạn sau khi mua hàng, khách sạn nên tập trung vào dịch vụ khách hàng. Đây sẽ là điểm tiếp xúc quyết định việc khách hàng có sử dụng dịch vụ của bạn vào lần tới nữa hay không. Vì vậy hãy chú trọng tới dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán. Khách sạn của bạn có thể sử dụng phương pháp remarketing để chăm sóc khách hàng cũ, đồng thời nhắc nhở những vị khách đang bỏ lỡ khách sạn của bạn.
Trên đây là chia sẻ tổng quan của Asiky về các điểm tiếp xúc thương hiệu dành cho các khách sạn. Hy vọng sẽ góp phần giúp bạn có những chiến lược cụ thể hơn trong kinh doanh góp phần đưa khách sạn ngày càng phát triển lớn mạnh.