Với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch, Việt Nam đã và đang trên đà tăng trưởng về dịch vụ bằng những con số biết nói. Là chủ hay người quản lý khách sạn, đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để bán được nhiều phòng, các đối thủ cạnh tranh của mình lấy nguồn khách hàng từ đâu, hay bán phòng trên những kênh nào đạt hiệu quả cao nhất? Sau đây, Asiky sẽ đưa bạn đi tìm hiểu Top 5 kênh bán phòng khách sạn tốt nhất hiện nay.
1. Booking Engine – công cụ đặt phòng trực tuyến trên website khách sạn
Nắm bắt được xu hướng tra cứu thông tin qua Internet trước khi đặt phòng của khách hàng, nhiều khách sạn đã thiết kế website có chứa tính năng đặt phòng trực tuyến nhằm đem lại lợi ích cho khách sạn. Công cụ Booking Engine này có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng tìm hiểu thông tin về phòng nghỉ, giá cả, chương trình khuyến mại,… Sau khi tìm hiểu xong, khách hàng có thể đặt phòng, thanh toán trực tuyến một các dễ dàng, tiện lợi. Mặt khác, sử dụng Booking Engine khách sạn không mất bất cứ khoản chi phí nào như bên OTAs.
Vì vậy, đây là một giải pháp hiệu quả giúp khách sạn tiết kiệm chi phí, nhân sự và nâng cao sự tin tưởng của du khách với khách sạn.
2. Đại lý du lịch trực tuyến (OTA - Online Travel Agency)
OTA là đại lý du lịch bán phòng khách sạn trực tuyến trên Internet, hiện nay kênh bán phòng online này được hầu hết các khách sạn liên kết. Có đến hơn 70% lượng khách sạn tại Việt Nam bán phòng trên các kênh OTA, những kênh Agoda, Traveloka, Booking.com, Tripadvisor,… là những cái tên quen thuộc được nhiều khách sạn hợp tác nhất. Hình thức hợp tác là khách sạn sẽ cung cấp thông tin cho các bên OTA để bán phòng trên trang của họ, sau mỗi phòng được khách đặt, khách sạn sẽ trích phần trăm hoa hồng cho OTAs. Kết nối với các bên đại lý du lịch trực tuyến mang đến nhiều tiện ích, dễ dàng khi sử dụng, dịch vụ chuyên nghiệp cho cả khách hàng và khách sạn.
Đối với khách sạn: có mặt trên các kênh OTA giống như một cách quảng bá thương hiệu, đồng thời cũng tiếp cận khách hàng dễ dàng, mang về cho khách sạn nhiều nguồn khách tiềm năng. Đối với khách hàng: tìm kiếm và đặt phòng một cách thuận tiện, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian vì có thể đặt phòng và thanh toán trực tuyến.
3. Công ty du lịch (TA - Travel Agency)
Theo thống kê, có đến hơn 50% công suất phòng khách sạn đến từ công ty du lịch. Vì khi khách hàng đặt tour thì công ty du lịch sẽ nhận đặt phòng khách sạn luôn (giá tour đã bao gồm lưu trú tại khách sạn), mà các đoàn khách tham gia tour du lịch thường đi theo đoàn đông nên công ty du lịch được xem là một trong những kênh bán phòng tốt nhất cho khách sạn. Hình thức hoạt động giữa khách sạn với TA cũng giống như với OTA, khách sạn sẽ cung cấp phòng cho công ty du lịch với mức giá tốt nhất.
4. Facebook
Facebook là trang mạng xã hội quá quen thuộc với mọi người rồi, mỗi ngày chúng ta thường dành ra rất nhiều thời gian để lướt Facebook nên lượng tương tác với khách hàng cũng rất lớn. Nhờ vậy, khách sạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách triệt để, đồng thời xây dựng các chiến dịch quảng cáo thông qua facebook ads với mục đích cuối cùng là thúc đẩy doanh thu, quảng bá thương hiệu của khách sạn.
5. Hệ thống phân phối phòng toàn cầu (GDS - Global Distribution System)
Hệ thống phân phối phòng toàn cầu là mạng lưới cho phép các đại lý du lịch truy cập vào danh sách phòng trống của khách sạn và bán phòng cho khách hàng của họ.
Đối với khách sạn, GDS là một phương thức quan trọng để phân phối phòng và mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay vẫn đặt phòng thông qua công ty du lịch thay vì tự mình đặt nên cơ hội thu hút các công ty du lịch nhận đặt phòng qua GDS là rất lớn.
Từ những chia sẻ của Asiky về Top 5 kênh bán phòng khách sạn tốt nhất hiện nay, chúng tôi hy vọng có thể giúp khách sạn bạn đưa ra những giải pháp hiệu quả, thúc đẩy quá trình kinh doanh dễ dàng, nhiều lợi nhuận hơn.